Web Hosting là gì?

Web Hosting là gì?

1. Web Hosting là gì?

Web hosting là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ máy chủ vật lý giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet. Khi sử dụng hệ thống web hosting, bạn tải lên server (hay còn gọi là máy chủ) của nhà cung cấp các tệp dữ liệu cần thiết để website hay ứng dụng online của bạn chạy được.

Những nhà cung cấp web hosting chịu trách nhiệm vận hành các máy chủ vật lý hoạt động liên tục. Đồng thời cũng đảm bảo việc cung cấp hosting diễn ra suôn sẻ. Họ sẽ thực hiện bảo vệ chống xâm nhập máy chủ, đồng thời xử lý dữ liệu (văn bản, nội dung, hình ảnh, files) từ hosting đến trình duyệt người dùng.

2. Web hosting hoạt động như thế nào?

Web hosting có nguyên lý hoạt động căn bản như sau:

2.1. Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server lưu trữ cho người sử dụng hosting. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian lưu trữ này gọi là các hosting.

Tùy theo gói cước mà người dùng đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình cho các hosting này để người dùng sử dụng. Khi người dùng có nhu cầu mở rộng hay thu nhỏ gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số này.

2.2. Người dùng

Người thuê hosting chỉ việc upload các files lên hosting và cấu hình hoạt động cho chúng. Người dùng có thể truy cập hosting từ các thiết bị kết nối internet, thông qua việc gửi request đến tên miền.

Web hosting sẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng. Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu mở rộng gói hosting, người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp để được thực hiện.

3. Tại sao cần phải mua hosting?

Hosting dùng để lưu trữ nội dung của website, dịch vụ mail, FTP,… Nếu không có hosting thì trang web chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn. Chỉ mình bạn nhìn thấy và sử dụng website đó. Với web hosting, bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm và truy cập website của bạn nếu có domain (tên miền) hay địa chỉ IP chính xác.

4. Các loại hosting tại Webvi

4.1. Shared hosting

Shared Hosting là dịch vụ hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau, nhà cung cấp sẽ cài đặt sẵn các ứng dụng (như Web Server, MySQL, PHP …) trên hệ điều hành Linux để bạn upload và chạy các websites.

Hệ điều hành Linux là hệ điều hành chạy nhân Unix hoạt động nhanh, nhẹ và bảo mật tốt và hoàn toàn miễn phí nên được đa phần các dịch vụ Shared Hosting sử dụng.

Vì các hệ điều hành nhân Linux hoạt động dựa trên giao diện dòng lệnh (CLI- Command Line Interface) nên các dịch vụ Shared Hosting thường cài sẵn ứng dụng cPanel hay DirectAdmin để bạn dễ dàng cài đặt và quản lý trên giao diện đồ họa.

4.2. VPS hosting

VPS hosting gần giống với shared hosting nhưng có vài điểm khác là nhà cung cấp hosting cho bạn sẽ phân chia vùng trên server riêng cho bạn, hiểu đơn thuần thì bạn sẽ có một không gian riêng trên một server vật lý đã đượ thiết lập sẵn, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ mình bạn sử dụng, bạn có thể dễ dàng nâng cấp và tuỳ biến cao. Nhưng khi sữ dụng VPS bạn cần phải có kiến thức về kỹ thuật và kiến thức quản trị server.

4.3. Dedicate hosting

Với hình thức này, bạn sẽ thuê riêng một máy chủ vật lý. Nhà cung cấp mang đến toàn bộ mô hình máy chủ bao gồm: server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành, hỗ trợ nếu hosting gặp vấn đề. Bạn được toàn quyền sử dụng máy chủ này từ cấu hình phần cứng, cài đặt hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng tùy ý, tối ưu hiệu năng hệ thống. Giải pháp hosting này xa xỉ nhất trong các loại hosting. Nó yêu cầu kiến thức chuyên sâu của kỹ thuật viên khi phải thực hiện rất nhiều bước thiết lập hệ thống ở nhiều công đoạn.

5. Các thông số cần biết trong hosting

Khi thuê một Web hosting bạn cần biết đến một số thông số quan trọng như:

  • Dung lượng: là bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải dữ liệu lên hosting.
  • Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ.
  • Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
  • Số lượng website được chạy trên hosting (hay còn gọi là Addon Domain)
  • Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.
  • Trình giao diện quản lý (Panel Control): thông thường là cPanel hoặc DirectAdmin
  • Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần.

 

Hi vọng với những thông tin giải thích "web hosting là gì?", các loại hosting phổ biến nhất hiện nay sẽ có thể giúp bạn biết thêm những kiến thức cơ bản về hosting . Chúc các bạn thành công!